Cấu trúc Shine_On_You_Crazy_Diamond

Không bản gốc đĩa than hay CD tái bản có phân tách rạch ròi từng phần của ca khúc, song việc xác định này chủ yếu dựa vào so sánh thời gian vào nhịp cũng như những lần công bố ghi chép nhạc phẩm sau này. Nếu không có những phần công bố trên, thực sự có thể nhầm lẫn Parts I và II là Part I, còn Part III là Part II, dẫn tới phần hòa âm dài kết thúc Part V (11:00) là đoạn mở đầu của chính phần này.

Parts I–V

Part I (Wright, Waters, Gilmour; từ 0:00 – 3:54) bắt đầu với phần nhạc vào qua tiếng synthesizer ở giọng Sol thứ với các thiết bị EMS VCS 3, ARP Solina, cùng đàn Hammond organ kết hợp với glass armonica. Đây vốn là đoạn nhạc cho một dự án dang dở có tên "Household Objects". Đoạn nhạc được tiếp nối bởi Minimoog rồi phần chơi guitar solo chiếc Fender Stratocaster bởi Gilmour sử dụng hiệu ứng nén âm thanh và ngắt âm. Giai điệu chuyển sang giọng Rê ở 2:29, rồi Đô thứ và Sol thứ. Phần bè tiếp tục lặp lại và Part I kết thúc với âm thanh synthesizer nhỏ dần.

Part II (Waters, Gilmour, Wright; từ 3:54 – 6:27) mở đầu với 4 nốt chủ đề (B♭, F, G, E) được mang tên "Syd's Theme" được lặp lại nhiều lần trong đoạn này. Hòa âm chủ đạo là Đô trưởng (tương thích với hợp âm Đô ở Part I). Mason bắt đầu phần chơi trống của mình, trong khi phần bass của Waters xuất hiện ở nhịp thứ tư của chủ đề, và cũng từ đây phần riff bắt đầu đảo nhịp sang 6/4. Hòa âm chuyển sang Sol thứ (như Part I), tiếp theo là Mi giáng trưởng, Rê trưởng rồi quay trở lại kết thúc với hợp âm Sol thứ. Part II cũng bao gồm một đoạn solo của Gilmour.

Part III (Gilmour, Wright, Waters; từ 6:27 – 8:42) bắt đầu với phần chơi Minimoog solo bởi Wright. Đoạn này bao gồm phần chơi solo thứ ba của Gilmour, với đoạn chạy hợp âm Sol thứ, kết thúc bằng đoạn vào của Part IV. Trong chuyến lưu diễn quảng bá album Animals, Gilmour có bổ sung tiếng vọng cho đoạn chơi solo của mình. Phần chơi guitar solo trong đoạn này thường bị lược bỏ trong các buổi trình diễn trực tiếp, điển hình là trong Delicate Sound of ThunderPulse.

Part IV (Waters, Gilmour, Wright; từ 8:42 – 11:10) Waters xướng giọng chính phần lời, cùng Gilmour, Wright và giọng nữ hát bè bởi Venetta Fields và Carlena Williams.

Part V (Waters, Gilmour, Wright; từ 11:10 – 13:30) Đoạn nhạc này được mở đầu bởi 2 đoạn chơi guitar arpeggio theo giai điệu chủ đề từ Part II. Dick Parry phụ trách phần chơi solo baritone saxophone. Saxophone chuyển từ baritone sang tenor khi nhịp chuyển nhanh từ 6/4 thành 12/8 ở 12:01 tăng gấp đôi nhịp phách, trong khi phần chơi arpeggio guitar phía nền vẫn giữ nguyên. Giai điệu saxophone được bè bởi synthesizer với hiệu ứng dàn dây ARP. Tiếng động cơ máy kéo dài phỏng theo musique concrète và bắt giai điệu trực tiếp sang ca khúc tiếp theo "Welcome to the Machine".

Parts VI–IX

Part VI (Wright, Waters, Gilmour; từ 0:00 – 4:39) mở đầu với tiếng gió rít từ đoạn cuối của ca khúc "Wish You Were Here". Sau khi tiếng gió tắt dần, Gilmour bắt đầu chơi bass. Waters sau đó bổ sung phần bass bám theo phần nhạc nền. Tiếp đó Wright chơi ARP String Ensemble Synthesizer và chỉ sau vài nhịp, rất nhiều tiếng guitar điện vang lên (Gilmour chơi phần bè gằn qua chiếc Fender Stratocaster màu đen của mình trước khi chuyển sang lap steel guitar trong những buổi diễn trực tiếp trong khoảng thời gian 1974–77. Snowy White là người phụ trách phần guitar nền trong tour diễn năm 1977, In the Flesh, của ban nhạc), đi kèm với trống trong khi Minimoog synthesizer bắt đầu đoạn solo. Sau khoảng 2 phút, phần Mininoog của Wright và phần lap steel guitar của Gilmour chơi những nốt đồng nhất trước khi Gilmour chơi solo lap steel (chỉnh dây theo chuẩn Rê) với vài nốt đối so với giai điệu synthesizer của Wright. Tới phút thứ 3 (phút thứ 4 trong tour In the Flesh), Gilmour bắt đầu chơi giai điệu với một quãng tám cao hơn. Nốt cao nhất là nốt Si cao hơn 3 quãng tám so với nốt Đô chuẩn, được tiếp nối bởi giai điệu tương tự của Part IV (được chơi bởi White trong tour diễn năm 1977 của Pink Floyd, nhờ đó Gilmour có thời gian chuyển từ lap steel sang cây Fender Stratocaster). Ca khúc sau đó chuyển nhịp sang 6/4 (như trong Parts II-V), tạo cảm giác nhịp chậm hơn và dẫn dắt vào phần hát.

Part VII (Waters, Gilmour, Wright; từ 4:39 – 6:09) bao gồm phần hát với một nửa là giai điệu tương đồng với Part IV, trước khi chuyển sang Part VIII.

Part VIII (Gilmour, Wright, Waters; từ 6:09 – 9:07) giúp Waters được chơi nốt cao nhất phần bass trong lúc Gilmour chơi đoạn arpeggio tương tự trong đoạn nối giữa Parts VII và VIII. Phần nhịp funk 4/4 kéo dài gần 2 phút được chơi nhỏ dần cho tới khi chỉ còn duy nhất keyboard vang vọng vào khoảng phút thứ 9. Trong đoạn này, phần chơi của Wright chiếm ưu thế với máy chỉnh âm Minimoog synthesizer và Hohner Clavinet. Trong tour diễn In the Flesh năm 1977, đoạn này được kéo dài thêm từ 5 tới 10 phút bổ sung thêm phần chơi guitar solo của Gilmour (anh sử dụng nhiều hợp âm funk mạnh mẽ từng được chơi trong tour diễn Animals) và Snow White. Ngoài việc cho thêm những đoạn chơi guitar từ Gilmour và White, phần lead còn được hoán đổi với keyboard mà ta có thể nghe thấy trong vài bản thu.

Part IX (Wright; từ 9:07 – 12:30) được chơi ở nhịp 4/4. Gilmour cho rằng Part IX như "đoàn người đưa tiễn... đoạn nhạc ca ngợi dành riêng cho Syd". Một lần nữa, phần chơi keyboard của Wright chiếm ưu thế, trong khi Gilmour chỉ chơi chút guitar đoạn đầu. Mason chơi trống trong hầu hết đoạn này, cho tới tận những phút gần cuối cùng khi kết thúc bằng hòa âm keyboard. Trong đoạn kết, Wright sử dụng giai điệu của "See Emily Play" (từ 12:12), một trong những sáng tác tiêu biểu nhất của Barrett cho Pink Floyd. Part IX, cùng toàn bộ ca khúc nói chung, kết thúc ở giọng Son trưởng với quãng ba Picardy. Khi trình diễn trong tour Animals, phần này được bắt đầu với piano trong khi phần chơi synth solo được chơi bởi Dick Parry cùng vài đoạn chơi ngẫu hứng guitar bởi Snowy White, sau này được chuyển thành 1 nửa synthesizer/ 1 nửa guitar lead trong phần còn lại của tour diễn châu Âu và phần đầu của tour diễn tại Mỹ. Trong phần sau của tour diễn tại Mỹ, sau đoạn mở đầu của piano là phần chơi guitar kiểu blues của Gilmour rồi tiếp đó là hòa âm guitar của Gilmour và White, trong khi đoạn kết thì vẫn giống như trong album.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Shine_On_You_Crazy_Diamond http://www.allmusic.com/album/a-collection-of-grea... http://www.allmusic.com/song/t3521245 http://deepastronomy.com/hubble-deep-field.html http://www.ingsoc.com/waters/albums/wywh/articles/... http://www.metrolyrics.com/shine-on-you-crazy-diam... http://www.rollingstone.com/news/story/6596161/wis... http://vimeo.com/41085122 http://www.repubblica.it/2006/b/sezioni/spettacoli... http://www.pinkfloydfan.net/t1483-gilmour-waters-m... http://www.pink-floyd.org/artint/99.htm